Bố phanh dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bố phanh là gì, cách hoạt động và tại sao cần thay bố phanh cho xe của bạn.
Đảm bảo bố phanh luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất và thay bố phanh đúng lúc không chỉ giúp bạn tiết kiệm hơn về lâu dài mà còn giúp bảo vệ xe và cả tính mạng của bạn trong tình huống xảy ra tai nạn. Nhưng làm thế nào để biết được thời điểm cần thay bố phanh? Bố phanh dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bố phanh là gì, cách hoạt động và tại sao cần thay bố phanh cho xe của bạn.
Bố phanh là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh, nằm giữa má phanh (bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh) và trống phanh. Nếu bố phanh không hoạt động đúng cách, các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh sẽ bị hao mòn dần. Bảo dưỡng bố phanh đúng cách giúp tránh những chi phí sửa chữa đắt tiền về sau cũng như hạn chế tình trạng lái mất. Đó là lý do vì sao bạn cần phải biết khi nào cần thay thế những bố thanh cũ.
Mỗi khi bạn phanh, bố phanh sẽ bị hao mòn một chút. Tuỳ theo từng loại bố phanh, bằng gốm, vật liệu hữu cơ, hay kim loại, lực ma sát này sẽ khiến lớp phủ trên bố phanh bị hao mòn. Theo thời gian, bố phanh càng mỏng dần và cần phải được thay bằng bố phanh mới. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nào thì cần thay bố phanh:
1. Tiếng phanh gắt và kêu ken két
Nhìn chung, dấu hiệu đầu tiên mà người lái xe nào cũng sẽ nhận thấy là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh. Sở dĩ có âm thanh này là do trên bố phánh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Khi nghe âm thanh bất thường này mỗi lần phanh, đó chính là lúc bạn cần gặp các kỹ thuật viên để kiểm tra phanh.
Nếu phanh bị ẩm ướt, ví dụ sau khi đi dưới trời mưa, bố phanh thường bị bám bẩn và khi phanh, bạn sẽ nghe âm thanh tương tự. Nếu âm thanh này sau đó biến mất sau một vài lần phanh, đó là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.
2. Bố phanh mỏng hơn 3mm
Bạn có thể quan sát bố phanh bằng mắt thường để biết thời điểm cần thay. Nhìn xuyên qua các nan hoa trên lốp, bạn sẽ thấy bố phanh được bố trí ép sát vào đĩa phanh. Nếu bố phanh mỏng hơn 3 milimet, bạn nên cân nhắc kiểm tra bố phanh, nhất là nếu đã lâu bạn không đưa xe đi kiểm tra.
3. Âm thanh kim loại nghiến vào nhau
Nếu bạn nghe âm thanh như tiếng kim loại nghiến vào nhau hoặc tiếng gầm gừ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy không chỉ bố phanh bị mòn mà đĩa phanh và bộ kẹp phanh đang ma sát vào nhau. Ma sát giữa hai bộ phận kim loại gây ra nhiều hư hại cho hệ thống phanh, do đó, bạn cần sớm đưa xe đến các trung tâm dịch vụ ngay khi nhận thấy các âm thanh ở trên.